Description
Thông qua các xét nghiệm chuyên khoa về cơ xương khớp giúp người bệnh tầm soát được một số bệnh về cơ xương khớp như: loãng xương, viêm khớp dạng thấp,…
1.Công thức máu
Nhằm đánh giá số lượng và tỉ lệ các thành phần trong máu gồm bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu lympho, bạch cầu mono, bạch cầu ái toan, ái kiềm. Số lượng của mỗi loại bạch cầu có thể phản ánh nhiều tình trạng, xác định nhiễm trùng và thử phản ứng dị ứng với thuốc, hoá chất của cơ thể
2.Xét nghiệm chỉ số CRP
Là xét nghiệm protein phản ứng C hay C-reactive protein (CRP) là một xét nghiệm quan trọng để xác định và đánh giá tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng. Xét nghiệm CRP còn được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị các tình trạng rối loạn tự miễn hoặc bệnh mạn tính. CRP tăng cao trong máu khi cơ thể bị viêm nhiễm cấp, ngược lại, nếu nồng độ CRP giảm thì có nghĩa là tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể cũng đang giảm.
3.Gout (Acid Uric)
Acid uric khi lắng đọng trong các khớp có thể gây nên bệnh gout, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa, là tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat, đặc trưng bởi sự sưng đau các khớp dữ dội. Nếu acid uric lắng đọng ở thận có thể gây sỏi thận, lắng đọng ở tim sẽ gây bệnh tim mạch,..
Xét nghiệm acid uric được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể như trong nhiều rối loạn chức năng thận và rối loạn chuyển hóa, bao gồm suy thận, gout, bệnh bạch cầu, vảy nến, thiếu ăn hay các tình trạng suy kiệt khác, và ở bệnh nhân dùng các thuốc độc tế bào.
4. Định lượng calci toàn phần (Calci total)
Xét nghiệm calci máu để xác định nồng độ calci toàn phần trong huyết thanh, xét nghiệm giúp cung cấp các thông tin liên quan đến chức năng tuyến cận giáp và chuyển hóa calci trong cơ thể. Xét nghiệm là cơ sở để theo dõi một loạt các tình trạng bệnh lý liên quan như: rối loạn protein và vitamin D, bệnh lý xương, thận, tuyến cận giáp và bệnh lý đường tiêu hóa.
Tăng nồng độ calci máu toàn phần thường gặp trong các trường hợp sau:
- Cường cận giáp tiên phát.
- Tăng do nguyên nhân ung thư: ví dụ ung thư vú, phổi, thận.
- Bệnh u tạo hạt: bệnh sarcoidose, lao, bệnh phong, bệnh u hạt do silicone, bệnh u hạt tăng bạch cầu ái toan, sốt do mèo cào.
- Tác dụng của các thuốc: ngộ độc vitamin Dvà vitamin A, lạm dụng thuốc trung hòa acid dịch vị (Antacid abuse), dùng thuốc lợi tiểu quá mức thiazide.
- Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày: bệnh Paget.
- Sau ghép thận.
- Nhiễm toan hô hấp.
- Bệnh leukemia.
- Các bệnh lý nội tiết: nhiễm độc giáp, khối u tuyến cận giáp, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận.
Giảm nồng độ calci máu thường gặp do các nguyên nhân:
+ Giảm protein máu, nhất là khi nồng độ albumin máu thấp.
+ Giảm hấp thu calci: người bị ỉa chảy mạn, nghiện rượu.
+ Người bị suy dinh dưỡng nặng.
+ Bệnh suy thận.
+ Hội chứng thiếu vitamin D.
+ Suy cận giáp, giả suy cận giáp.
+ Viêm tụy cấp.
+ Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
+Truyền máu ồ ạt.
+ Giảm magie máu do đi kèm với giảm bài xuất hormone cận giáp.
+ Còi xương và chứng nhuyễn xương.
+ Do sử dụng các thuốc: EDTA, Calcitonin, thuốc điều trị ung thư, truyền dịch muối,…
+ Di căn u nguyên bào xương.
6.Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương là hiện tượng xương mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần khiến xương giòn hơn, dễ gãy và tổn thương.
Các cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán loãng xương
– Xét nghiệm Osteocalcin, Beta Crosslaps
– Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
Reviews
There are no reviews yet.